Phần chính văn khi viết chữ thư pháp Việt có bố cục như thế nào?
Để có một tác phẩm thư pháp đẹp, người viết phải đảm bảo bố cục đúng chuẩn. Vậy trong phần chính văn (nội dung chính) của một tác phẩm phải có bố cục như thế nào? Nếu bạn mới học viết chữ thư pháp Việt. Và bạn đang thắc mắc về vấn đề này thì hãy đọc bài viết chia sẻ dưới đây!
Bố cục dạng tháp
Khi muốn thể hiện phần chính văn của một tác phẩm, ta hãy định hướng một dạng chương pháp (bố cục). Sau đó, cứ tuân thủ các nguyên tắc đó mà thể hiện.
Chương pháp trong phần chính văn có các dạng như sau:
Thứ nhất là dạng tháp. Người viết phải sắp xếp chữ và các hàng của phần chính văn. Sao cho phần trên của tác phẩm nhỏ và to ra ở phần cuối. Bố cục theo dạng của hình một ngọn tháp. Khi nhìn vào tạo cho tác phẩm một cảm giác vững vàng.
Bố cục dạng giáo
Đây là cách sắp xếp chữ và hàng của phần chính văn. Sao cho phần khởi đầu của tác phẩm nhỏ và to ra ở phần lưng. Phần cuối cùng nhỏ lại trông như một phần đầu của một ngọn giáo.
Bố cục dạng lượn
Sắp xếp chữ và hàng của các tác phẩm sao cho chữ đầu tiên của mỗi hàng liên kết liên tục với nhau. Khi lỏm vào khi nhô ra trông như một con sông đang uốn lượn.
Bố cục dạng trụ
Người viết sắp xếp chữ và hàng của phần chính văn trong một tác phẩm. Sao cho chữ ngoài cùng của các hàng sắp xếp và nhô đều theo một hàng dọc. Bố cục tổng thể trông như một khối hình trụ.
Khi viết chữ thư pháp Việt, dạng này thích hợp để thể hiện một đoạn văn hay một bài thơ dài. Đã có nhiều tác phẩm, tác giả thể hiện các chữ đầu hàng và cuối hàng đều nhau. Mục đích tạo thành một bố cục tác phẩm dạng trụ hoàn chỉnh.
Bố cục dạng cụm
Phần chính văn trong một tác phẩm chia ra thành từng cụm nhỏ theo từng câu, từng khổ thơ hoặc từng ý. Có khi các nhà thư pháp thể hiện các cụm đều nhau từ trên xuống. Hoặc có khi các cụm được viết so le với nhau.
Một số kiến thức khác cần ghi nhớ
Khi học viết chữ thư pháp Việt bạn cần phải biết. Một bức thư pháp được xem là hoàn chỉnh phải hội đủ các yếu tố chính văn – tức là phần chính của tác phẩm. Sau đó là đề khoản và ấn chương.
Những chữ ngoài phần chính văn gọi chung là khoản (đề khoản hay còn gọi là lạc khoản). Đề khoản chiếm một vị trí quan trọng trong một tác phẩm thư pháp. Nếu phần chính văn thể hiện tốt nhưng phần đề khoản để lạc lõng, rời rạc. Hoặc nó nằm ở vị trí phá hư chương pháp tổng thể, coi như tác phẩm thất bại.
Nội dung của đề khoản là nội dung cần phải có. Chúng giúp người xem hiểu rõ ràng về tác phẩm cũng như xuất xứ và ai là tác giả. Đề khoản phải giản dị và có nội dung súc tích
Đối với chữ thư pháp Việt, đề khoản được chia ra làm 3 loại:
- Thượng khoản
- Trung khoản
- Hạ khoản
Thượng khoản
Đây là phần dành ghi những tiêu chí của tác giả, hội nhóm tác giả tham gia. Hoặc lời đề tặng, tên của người tặng, người nhận, hoặc lời chúc, lời nhắn gửi…
Trung khoản
Là phần dành để ghi xuất xứ của phần chính văn, tên của tác giả hoặc tự, hiệu của tác giả đặt ra phần chính văn đó. Trung khoản được viết ngay dưới phần chính văn.
Nếu người viết không rõ tác giả là ai thì hãy đề vào là sưu tầm. Có trường hợp tên của tác giả phần chính văn để trống, để có thể điền vào sau. Lưu ý, phần hạ khoản nơi tác giả ký tên phải ghi tên hai chữ thủ bút.
Hạ khoản
Hạ khoản là phần ghi thời gian, địa điểm, họ tên, tự, hiệu, bút danh của người viết chữ thư pháp.
Chữ đề khoản phải nhỏ hơn phần chính văn. Thể chữ để viết đề khoản có thể trùng với phần chính văn. Hoặc có thể dùng các thể chữ khác như là thủy thể, mộc thể, phong thể, biến thể.
Trên đây là những kiến thức rất hữu ích. Bài viết dành cho những ai muốn tham gia hoặc nghiên cứu bộ môn chữ thư pháp Việt. Hy vọng sẽ giúp bạn được nhiều trong quá trình tự học viết chữ thư pháp.