Bố cục đúng chuẩn trong viết chữ thư pháp dành cho người mới học

viết chữ thư pháp

Bố cục đúng chuẩn trong viết chữ thư pháp dành cho người mới học

Trong thư pháp Việt, bố cục của một tác phẩm gọi là “chương pháp”. Vậy để viết chữ thư pháp đẹp, đúng nguyên tắc bạn cần phải tuân thủ các bố cục gì? Nên đảm bảo những yếu tố kỷ thuật nào để sở hữu một tác phẩm nghệ thuật thành công?

Tìm hiểu về bố cục

Chương pháp là bố cục sắp xếp các nét với nhau, chữ với chữ, hàng với hàng. Mục đích sao cho trên dưới ứng thích, phải trái có sự tương hỗ liên kết toàn bộ nội dung. Khi nhìn tác phẩm chúng ta có thể thấy được một thể thống nhất.

Từ việc thực hiện một tác phẩm có kích thước to. Chép một câu thơ lên bức tranh hay kí tên, đóng dấu đều phải nghiên cứu, ứng dụng chương pháp.

Chương pháp (bố cục) là yếu tố đầu tiên mà người thưởng lãm cảm nhận được. Một bố cục đẹp, ấn tượng sẽ gây sự chú ý và thu hút người xem. Còn ngược lại, một bố cục rời rạc, chữ viết đều đều, thiếu điểm nhấn sẽ tạo nên sự nhàm chán. Thậm chí người xem không thiết đọc đến nội dung.

Khi luyện chữ, bạn nên làm quen kết cấu, bố cục của một chữ. Dần dần làm quen với 2 chữ, 3 chữ rồi sau đó là một câu thơ, hay một bài văn…

Người viết chữ thư pháp phải ghi nhớ 3 điểm cốt yếu. Đó là rèn chữ, kết cấu chữ và nghiên cứu về bố cục.

Trong một tác phẩm có 2 danh từ bạn cần chú ý. Đó là đại tự và phần chính văn.

Đại tự là một hoặc vài chữ mang nội dung chính của tác phẩm được viết to. Chữ đại tự thường là những chữ mang ý nghĩa tốt đẹp như là Phúc, Lộc, Thọ, Tâm, Nhẫn.

Khi viết một bài thơ hoặc một đoạn văn chữ đại tự thường là tiêu đề hoặc một chữ mang ý nghĩa chính là đoạn thơ hay đoạn văn đề cập tới.

viet chu thu phap 4 1 600x800 - Bố cục đúng chuẩn trong viết chữ thư pháp dành cho người mới học

Như thế nào là một bố cục đẹp

Một bố cục đẹp là sự tương quan giữa các chữ và các hàng với nhau. Chúng được phân bổ hợp lý, không quá thưa hoặc quá khít.

Chữ này tương quan và hỗ trợ cho chữ kia. Hạn chế viết các nét đè chồng lên nhau gây rối cho bố cục. Hơn nữa tổng thể của các chữ phải liên kết với nhau tạo thành một khối.

Một số nguyên tắc cơ bản khi thể hiện phần chính văn

Phần chính văn tức là phần nội dung chính của tác phẩm. Trong một câu thơ hoặc đoạn văn chữ đầu tiên phải được viết hoa và nhấn mạnh. Chú ý chữ đầu tiên trong tác phẩm sẽ ảnh hưởng đến kích thước của các chữ còn lại.

Khi viết chữ thư pháp, với đoạn văn thơ ngắn, bạn có thể bỏ bớt phần chấm phẩy hoặc ngắt câu. Vì cách xuống hàng, chia chữ đã là một hình thức ngắt câu phổ nhịp cho người xem.

Những dấu câu thể hiện cảm xúc, hoặc để nhấn mạnh ý của phần chính văn thì vẫn giữ. Riêng cuối các tác phẩm phải dùng dấu chấm.

Phần chính văn phải được thể hiện gọn gàng. Không viết tràn lan chiếm hết diện tích của tác phẩm. Phải chừa những khoảng trống xung quanh tác phẩm.

Những chữ chính mang ý nghĩa bao quát nội dung ở phần chính văn nên được nhấn mạnh. Vừa thể hiện sự rõ ràng của nội dung vừa tạo sự lôi cuốn và thể hiện tính mỹ thuật cao cho tác phẩm.

Một nét chữ thường nếu được viết to và đậm thì cũng xem như một chữ viết hoa.

Khi muốn thể hiện phần chính văn cho một tác phẩm, bạn hãy định hướng một dạng chương pháp. Sau đó, cứ theo nguyên tắc mà thể hiện.

viet chu thu phap 5 1 - Bố cục đúng chuẩn trong viết chữ thư pháp dành cho người mới học

Bố cục trong chính văn

Bố cục trong phần chính văn có các dạng như sau:

  • Dạng tháp
  • Dạng giáo
  • Dạng lượn
  • Dạng trụ
  • Dạng cụm

Để hiểu rõ hơn về các bố cục này, bạn tìm đọc bài “Phần chính văn khi viết chữ thư pháp Việt có bố cục như thế nào?”. Bài viết được đăng trên website của bút mài thầy Ánh nhé!

Với những kiến thức cơ bản trên. Bạn cũng đã trang bị cho mình một số kiến thức hữu ích khi học viết chữ thư pháp. Chỉ cần nỗ lực rèn luyện và luôn luôn học hỏi. Chắc chắn bạn sẽ có được những “tuyệt tác nghệ thuật” đẹp mắt trong tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn